Nhà cổ có 1-0-2 của đại gia miền Tây: Chứa 100 báu vật, chiếc giường đã 4 tỷ
Ngôi nhà thuộc sở hữu của một đại gia miền Tây – anh Nguyễn Đình Tuấn, 45 tuổi, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Sưu tầm đồ cổ là một thú vui tao nhã rất công phu và tốn kém. Tùy theo sở thích của mỗi người mà sản phẩm sưu tầm là khác nhau.
Có người thích chơi xe, người chơi súng, người chơi điện thoại, loa đài hay đồng hồ,… còn đối với anh Tuấn, những món đồ anh sưu tầm chủ yếu là gỗ như giường, tủ và những vật dụng sinh hoạt trong căn nhà cổ xưa.

Đại gia đồ cổ Đồng Tháp.
Căn nhà cổ chứa hơn 100 “báu vật”
Ngôi nhà của anh Tuấn có diện tích hơn 200m2, thuộc loại kiến trúc nhà rường Nam Bộ (nhà 3 gian 2 chái). Được biết, để có kiến trúc như này, anh Tuấn đã phải mua nguyên một căn nhà cổ ở Tiền Giang và một số gian nhà khác và thuê thợ lắp ráp lại.

Phía bên ngoài căn nhà cổ.
Ngôi nhà cổ của đại gia Đồng Tháp được kết cấu từ nhiều loại gỗ quý hiếm, có giá thành rất đắt: gõ, lim, giáng hương, thao lao,… Trong ngôi nhà cổ của anh Tuấn chứa khoảng 100 “báu vật” đều thuộc loại “có 1-0-2” như: Giường, tủ quần áo, bộ tủ thờ,… cùng nhiều đồ dùng sinh hoạt bằng gỗ quý hiếm, có tuổi đời lên đến hàng trăm năm.
Anh Tuấn còn sưu tập một số đồ dùng bằng đồng như cặp hạc đúc đồng đỏ hơn 40kg, cặp bình đồng đổ 240kg, bàn ủi con gà đúc bằng đồng 14kg.

Nhiều báu vật được bày trí trong ngôi nhà.

Một số cổ vật bằng đồng.
Những chiếc tủ thờ thuộc bộ sưu tập Bắc – Trung – Nam của anh Tuấn, mỗi chiếc đều có 18 tấm trám với những hình ảnh như những câu chuyện cổ tích có ý nghĩa về giá trị tinh thần mang nét đặc trưng đại diện cho từng miền.

Mỗi chiếc tủ thờ có giá từ 200 đến 600 triệu đồng.
Chi số tiền khủng vì đam mê
Để có được cả một gia tài đồ cổ như hiện tại, anh Tuấn đã phải bỏ ra rất nhiều công sức để tìm kiếm, mua được. Thậm chí anh còn bỏ tiền để thuê người đi tìm kiếm “báu vật”. Tất cả chính vì niềm đam mê, cứ thấy ai giới thiệu, ở đâu có đồ cổ đúng thể loại mình yêu thích là anh lại tìm đến để hỏi mua về đặt tại căn nhà “có 1-0-2” của mình.

Tivi cổ gợi lại nhiều hoài niệm.
Trước đây vì quá thích chiếc giường đồ cổ ở Tây Ninh mà anh đã đi xem sau đó về nhà bán đất để quay lại mua với giá 1,8 tỷ đồng. Chiếc giường này quý hiếm và đắt bởi nó được làm bằng gỗ gõ, nặng hơn 1 tấn. Các mặt trước sau được chạm khắc hoa văn tinh xảo, đẹp mắt. Trên mặt giường được đặt 8 miếng cẩm thạch có tác dụng làm mát cho người nằm trên nó.

Chiếc giường cổ đã có người trả 4 tỷ nhưng chưa bán.
Phần trần của chiếc giường được lắp ráp bằng những tấm gỗ cũng được chạm khắc hoa văn, nhiều người so sánh chiếc giường này là một cặp với giường của công tử Bạc Liêu.
Bên cạnh đồ gỗ trang trí trong nhà, anh Tuấn còn sưu tầm thêm ti vi cổ, kiếm cổ, điện thoại cổ, cân, quạt, đèn trùm,… Những món đồ cổ này như một gia tài lớn hàng tỷ mà ai cũng phải trầm trồ khi được chiêm ngưỡng.
5 ngôi nhà cổ trăm tuổi ở miền Tây hút du khách check-in
Ngoài những miệt vườn sai trĩu quả, chợ nổi bán nhiều loại nông sản, miền Tây còn thu hút du khách bởi những biệt thự cổ mang nét kiến trúc pha trộn văn hoá Đông Tây.


Nhà cổ Bình Thủy là điểm đến hút du khách check-in ở Cần Thơ. Nơi đây hấp dẫn các tín đồ du lịch bởi vẻ đẹp cổ kính, trữ tình. Nhà cổ này được xây dựng từ năm 1870 bởi gia đình họ Dương. Ngôi nhà có 5 gian 2 mái. Từ phía ngoài nhìn vào, bạn sẽ nhìn thấy 4 lối cầu thang cánh cung nối từ sân vào nhà chính cùng hệ thống cửa sổ, đảm bảo độ thông thoáng cho ngôi nhà. Hơn 150 năm trôi qua nhưng kiến trúc của ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn, các cổ vật được bảo tồn cẩn thận. Ảnh: Lê Hà Trúc, huniegram.

Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê là điểm đến nổi tiếng tại Sa Đéc (Đồng Tháp). Ngôi nhà cổ là sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Đông – Tây, được xây dựng từ năm 1895. Nhà có 3 gian, mang nét văn hóa đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Gần 2 thế kỷ trôi qua, ngôi nhà vẫn được giữ gìn nguyên vẹn từ hình dáng đến các cổ vật bên trong. HIện, du khách có thể vào tham quan căn nhà với mức vé 20.000 đồng/người. Điều hấp dẫn du khách ghé nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là chuyện tình xuyên biên giới giữa chủ sở hữu ngôi nhà và một nữ nhà văn Pháp. Ảnh: stephanelecuyot.


Căn nhà là tài sản của ông Huỳnh Cẩm Thuận, thương gia giàu có ở Sa Đéc, để lại cho con trai út là ông Huỳnh Thủy Lê. Ông Lê gặp nữ nhà văn Pháp Marguerite Duras trên chuyến phà Mỹ Thuận năm 1929, sau đó 2 người về căn nhà ở Sa Đéc chung sống như vợ chồng. Tuy nhiên, gia đình ông Lê đã phản đối mối tình này. Bà Marguerite Duras sau đó trở về Pháp, viết cuốn tiểu thuyết “Người tình” (L’Amnt) về chuyện tình ngang trái. Cuốn tiểu thuyết được chuyển thể thành bộ phim ăn khách cùng tên năm 1991. Ảnh: Nguyễn Hoàn Hảo.

Nhà cổ Cai Cường (xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, Vĩng Long) nguyên thuộc sở hữu của gia đình ông Phạm Văn Bổn, một đại địa chủ ở địa phương xưa. Công trình được xây dựng năm 1885 theo hình chữ Đinh bao gồm 3 gian nhà, 2 nếp nhà bố trí vuông góc, đầu nhà sau đấu vào giữa nhà trước, mặt chính hướng ra rạch Cái Muối. Ảnh: Nguyễn Hoàn Hảo.

Nét độc đáo của ngôi nhà chính là sự pha trộn Đông – Tây trong kiến trúc nội thất và ngoại thất. Ảnh: Nguyễn Hoàn Hảo.

Nhà cổ của bá hộ Tể nằm bên con rạch hướng đối diện với nhà cổ Cai Cường. Ngôi nhà ít được biết đến nên lượng du khách tới tham quan, check-in khá thưa. Ghé ngôi nhà cổ trăm tuổi, du khách có cảm giác như lạc vào không gian miền Tây xưa, mang nét cổ kính mà trữ tình. Ảnh: Nguyễn Hoàn Hảo.

Một ngôi nhà cổ nổi danh miền Tây du khách không thể bỏ qua là biệt thự của công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu). Công trình được xây dựng từ năm 1919, do kỹ sư người Pháp thiết kế, toát lên vẻ Tây Âu bề thế và sang trọng. Dinh thự sang trọng này gắn liền với giai thoại “đốt tiền nấu chè” của công tử Trịnh Trần Huy xưa. Hiện, dinh thự cổ đã trở thành khách sạn công tử Bạc Liêu với 6 phòng ngủ phục vụ du khách. Ảnh: Nguyễn Hoàn Hảo.